Sử dụng vít tải trong công nghiệp
Vít tải ra đời là giải pháp tối ưu cho quá trình vận chuyển vật liệu phục vụ trong sản xuất. Vít tải có cấu tạo và hoạt động như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Cánh vít tải Lò Hơi Bách Khoa
Địa chỉ: Số 15A/8 Đường Tam Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Hotline: 0917 754 059
Vít tải là gì?
Vít tải là một loại công cụ dùng để vận chuyển nhiên liệu trong sản xuất. Nó thường ứng dụng phổ biến để tải nguyên liệu hoặc đáp ứng nhu cầu tải liệu liên tục trong dây chuyền sản xuất.
Vít tải có tính cơ động cao, có thể tải nguyên liệu theo các phương ngang, đứng, nghiêng tuỳ theo mục đích sử dụng. Thường được dùng để vận chuyển các vật liệu dạng rời hoặc dạng bột…
Cấu tạo của vít tải
Vít tải được cấu tạo từ 03 bộ phận chính: Máng vít, trục vít, cánh vít
– Máng vít: Được chế tạo từ thép tấm, có độ dày khoảng 2 đến 10 mm. Máng được chia làm hai loại đó là máng hình chữ U và máng tròn. Trường hợp tải các loại nguyên liệu có nhiệt độ thì sử dụng thép chịu nhiệt để đảm bảo độ bền. Ngoài ra nên sử dụng thép ống tiêu chuẩn để tiết kiệm chi phí trong khi chế tạo máng vít tròn.
– Trục vít được làm từ thép ống có chiều dày đảm bảo và độ cứng cao. Đầu của mỗi đoạn ống được hàn bằng mặt bích để lắp ổ treo trung gian.
– Cánh vít có dạng xoắn được cấu tạo từ thép tấm hoặc thép không gỉ và được hàn cố định vào trục.
Vít tải hoạt động như thế nào?
Khi chuyển động, cánh xoắn sẽ giúp đẩy nguyên liệu di chuyển tịnh tiến dọc trong lòng vỏ máng. Vật liệu vận chuyển không bám được vào cánh là nhờ trọng lượng bản thân nguyên liệu và ma sát giữa nguyên liệu với vỏ máng, vì vậy các vật liệu chuyển động trong máng theo nguyên lý vít đai ốc.
– Vít tải được truyền động nhờ vào động cơ qua hộp giảm tốc. Khi trục vít quay sẽ giúp đẩy vật liệu chuyển động tịnh tiến trong máng.
– Vật liệu trượt dọc theo đáy máng và theo cánh vít đang quay. Chiều di chuyển nguyên liệu sẽ phụ thuộc vào chiều xoắn của cánh và chiều quay của trục. Số vòng quay trục vít tiêu chuẩn là 50-250(v/ph), chiều dài vận chuyển không quá 15-20 (m)
Chuyển động của vật liệu tại ổ trục giữa được đẩy bởi các nguyên liệu chuyển động từ phía sau, do đai ốc không thể xoay chuyển động tịnh tiến dọc theo trục vít. Lưỡi trục vít đẩy nguyên liệu để thực hiện việc phân phối nguyên liệu.
Vật liệu sẽ không quay cùng nhau theo trục vít do trọng lực của vật liệu và cả ma sát giữa nguyên liệu và vỏ đều lớn. Loại bề mặt của lưỡi vít tùy theo vật liệu sẽ được vận chuyển, nó có thể là: loại thực thể, loại đai và loại bề mặt lá.
Trục vít của băng tải có ổ đỡ lực đẩy ở cuối hướng vật liệu chuyển động để tạo lực ngược trục vít cùng với nguyên liệu và khi nó trở nên dài hơn thì cần có vòng bi treo giữa để giữ trục vít.
Trục vít được đỡ bởi hai ổ trục cuối và ổ trục trung gian. Máng hình chữ U có một tấm che có lỗ mở để tải băng tải, tại đây có một lỗ xả được cung cấp ở dưới cùng của máng, các điểm nạp và xả có thể được đặt ở bất kỳ đâu theo chiều dọc của máng.
Vít tải có mấy loại?
Giới thiệu một số loại được dùng phổ biến trong công nghiệp và sản xuất.
Vít tải vật liệu rời
Loại này được dùng nhiều trên thị trường. Phù hợp để tải các nguyên liệu rời dang khối nhỏ mịn, hoặc dạng bột, ví dụ như đát, cát, thức ăn gia súc gia cầm. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng có thể lựa chọn nhiều kích cỡ khác nhau trên thị trường.
Vít tải ống
- Được thiết kế với trục vít hình ống trụ tròn. Cánh vít bên trong được bắt vít theo đường xoắn ốc. Khi đưa nguyên liệu vào trong thì trục vít quay tịnh tiến làm đổi chiều chuyển động và đẩy nguyên liệu phía bên trong máng.
Vít tải xoắn
Đặc biệt phù hợp với việc tải nguyên liệu theo phương nằm ngang. Mặc dù có tiết diện nhỏ, nhưng khi hoạt động nó có thể tải một lượng lớn vật liệu dạng rời một cách nhanh chóng.
Vít tải đứng
- Được dùng để tải vật liệu theo phương thẳng đứng. Ưu điểm là độ bền cao, không ảnh hưởng tới chất lượng vật liệu cần tải.
Ưu điểm và nhược điểm của vít tải
Ưu điểm của vít tải khi dùng trong sản xuất
- Có khả năng vận chuyển vật liệu với khối lượng lớn.
- Thay thế con người vận chuyển vật liệu có tính độc hại.
- Vận chuyển được các loại vật liệu nhiệt độ cao nhờ tải liệu trong máng kín.
- Tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng băng tải khác.
- Có tính cơ động cao nhờ cấu trúc nhỏ gọn, dễ di chuyển bên cạnh đó là dễ sử dụng và bảo trì.
- Thích hợp vận chuyển vật liệu dạng rời, dạng bột mà khó loại máy móc nào có thể sánh kịp.
- Chịu được nhiệt độ cao từ vật liệu thông thường là dưới 200 ℃.
- Có khả năng vận chuyển được các loại vật liệu dính ướt mà vẫn đảm bảo được độ an toàn, sạch sẽ, không bị dính bụi và không bị hao hụt.
- Dễ dàng cấp tháo vật liệu ở trên một vị trí băng.
- Di chuyển được những vật liệu có khối lượng lớn, giúp tiết kiệm diện tích do tiết diện ngang của vít tải nhỏ một cách hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn môi trường, không độc hại khi phải vận chuyển những nguyên liệu có nhiệt độ tương đối cao và nguy hiểm nhờ hệ thống máng kín.
- Giá thành phù hợp với mọi ngân sách của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Nhược điểm khi sử dụng vít tải trong sản xuất
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên vít tải cũng tồn tại một số hạn chế, nhược điểm như:
- Không vận chuyển được các loại vật liệu nhẹ, có khả năng bám dính cao.
- Chiều dài vận chuyển hạn chế.
- Khả năng vận chuyển các loại vật liệu dễ vỡ kém.
- Năng suất tối không cao khoảng 100 tấn/ 1 giờ.
- Các đơn vị nguyên liệu vận chuyển của thiết bị thường tiêu tốn nhiều năng lượng.
- Phải cấp liệu đều, bề mặt vít và máng cũng sẽ bị bào mòn nhanh.
Ứng dụng của vít tải trong công nghiệp
Trong sản xuất vít tải được ứng dụng phổ biến, giúp giải quyết công việc vận chuyển vật liệu nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
- Vận chuyển dạng hạt trong các nhà máy sản xuất gạo, lúa, ngô, phân lân.
- Được dùng để vận chuyển dạng bột xi măng, tro, sỉ trong nhà máy xi măng, nhiệt điện, hóa chất.
- Dùng để vận chuyển than, đá, cát trong ngành khai khoáng.
- Được dùng để vận chuyển hóa chất, chất dẻo.
Trên đây là thông tin đầy đủ về vít tải ứng dụng trong sản xuất và trong các nhà máy công nghiệp. Với sự có mặt của vít tải đã phần nào thúc đẩy tốc độ vận chuyển và hoạt động sản xuất tăng lên đáng kể. Hiện nay nhiều cơ sở sản xuất sử dụng vít tải như một giải pháp hiệu quả nâng cao năng suất cho nhà máy.
Công ty Cổ Phần Lò Hơi Bách Khoa là đơn vị chuyên thiết kế, chế tạo và lắp đặt trên toàn quốc. Bao gồm nồi hơi lò hơi công nghiệp tầng sôi, nồi hơi ghi tĩnh, lò hơi ghi xích, lò hơi đốt dầu, lò dầu tải nhiệt. Các hệ thống lò hơi của Bách Khoa có gì nổi bật hơn các đơn vị khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
- Thiết kế, chế tạo và lắp đặt lò hơi công nghiệp theo nhu cầu cụ thể của khách hàng về áp suất, công suất và loại nhiên liệu.
- Với tiêu chí: An toàn - Tiết kiệm năng lượng
- Lò hơi tầng sôi đốt biomass (sinh khối), bao gồm: vỏ băm, trấu, dăm gỗ, mùn cưa...
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LÒ HƠI BÁCH KHOA
Địa chỉ: Số 15A/8 Đường Tam Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Hotline: 0917 754 059
Email: truongnv@hexboiler.com
- Tìm hiểu về lò hơi sinh khối trong ngành chế biến thực phẩm
- Lò hơi sinh khối: Giải pháp năng lượng thân thiện với môi trường
- Ứng dụng lò hơi sinh khối trong ngành chế biến nông sản
- Lò hơi sinh khối: Lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp xanh
- Công nghệ lò hơi sinh khối: Giải pháp tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa quy trình sản xuất
- Khả năng phát triển của công nghệ lò hơi sinh khối tại Việt Nam
- Lò hơi sinh khối: Nguồn năng lượng tái tạo cho tương lai
- Lợi ích môi trường khi sử dụng lò hơi sinh khối trong sản xuất năng lượng
- Phân tích chi phí đầu tư và vận hành lò hơi sinh khối
- Phân tích chi phí đầu tư và vận hành lò hơi sinh khối
- Lò hơi sinh khối và các tiêu chuẩn an toàn cần tuân thủ
- Công nghệ xử lý khí thải từ lò hơi sinh khối: Giải pháp bền vững cho môi trường