Sử dụng van an toàn trong lò hơi công nghiệp

Lò hơi là thiết bị sản xuất hơi nhiệt ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao, vì vậy để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người vận hành cần có van an toàn. Vậy van an toàn là gì? Van an toàn cấu tạo và hoạt động ra sao cũng như tầm quan trọng của thiết bị này, hãy cũng tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau đây.

Giới thiệu về van an toàn

Van an toàn là một loại van bảo vệ quá áp suất cho các lò hơi. Nó là thiết bị không thể thiếu, chống lại sự quá áp của hơi nhiệt, đem lại an toàn tuyệt đối trong quá trình vận hành.

Cấu tạo

Có nhiều loại van khác nhau, tuy nhiên trong cấu tạo chúng sẽ có các bộ phận chính sau đây:

1. Thân van: Được chế tạo từ nguyên liệu đồng. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng  inox, thép hay hợp kim để chế tạo thân van, tránh hiện tượng ăn mòn và oxi hóa.

2. Bộ phận kết nối: Gắn kết van an toàn với đường ống dẫn hơi một cách chắc chắn và ổn định nhất.

3. Bộ phận xả: Nhiệm vụ xả dòng lưu chất hơi nhiệt, khí, dầu, nước…ra ngoài  môi trường.

4. Vít điều chỉnh: Mục đích là điều chỉnh lượng áp lực đầu vào của van.

5. Tay giật: Có thể có hoặc không, tuỳ thuộc vào từng nhà sản xuất.

6. Đĩa van: Khi áp suất cao, đĩa van được lò xo nâng lên để xả lưu chất. Khi áp suất thấp, lực của lò xo đóng đĩa để van về trạng thái đóng nhanh chóng.

7. Nắp chụp bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ những bộ phận ở bên trong thân van.

8. Lò xo: Bộ điều khiển.

9. Nút bịt: Chức năng của nó là làm kín, tạo sự khép kín cho không gian bên trong van.

10. Đệm lò xo: Dùng để thực hiện việc đóng van khi van không hoạt động.

Hiện nay có hai dạng van an toàn đang được sử dụng nhiều, đó là: Van an toàn kết nối ren và van an toàn kết nối mặc bích.

Chức năng nhiệm vụ của van an toàn

Nhiệm vụ trọng tâm của van là bảo vệ áp suất của hệ thống luôn nằm trong phạm vi an toàn. Tạo điều kiện cho các bộ phận hoạt động ổn định, đem lại hiệu quả tuyệt đối cho lò hơi.

Bằng việc thiết lập chỉ số an toàn áp suất cho trước, nếu xay ra hiện tượng quá áp, van an toàn sẽ tiến hành xả bớt lưu chất ra ngoài môi trường, không cho áp suất tăng lên cao hơn giá trị định mức đã cài đặt trước.

Bảo vệ quá áp trong lò hơi công nghiệp với van an toàn rất quan trọng để đảm bảo năng suất sản xuất tối ưu và hiệu quả, an toàn lao động.

Van an toàn lò hơi

Tầm quan trọng của van an toàn trong lò hơi

+ Lò hơi là thiết bị hoạt động trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao. Môi trường làm việc khắc nghiệt, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

+ Vì vậy sự có mặt của van an toàn sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho lò hơi.

+ Bảo vệ các thiết bị chịu áp lực không bị hư hỏng, biến dạng, nứt nẻ, rò rỉ.

+ Bảo vệ hệ thống lò an toàn, tránh hiện tượng cháy nổ đường ống, thân lò.

+ Bảo vệ an toàn lao động cho nhân công vận hành.

+ Đem lại sự ổn định trong hoạt động chế tạo hơi nước.

+ Kéo dài tuổi thọ cho nồi hơi.

+ Tiết kiệm chi phí sửa chữa lò hơi.

Van an toàn lò hơi

Phân loại van an toàn

a. Van an toàn tác động trực tiếp

Đây là loại van an toàn được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các bộ phận chính gồm có: Thân van, đĩa lò xo, lò xo, vít điều chỉnh lò xo, cửa khí vào, cửa khí ra.

Van hoạt động theo nguyên lý riêng đó là: Sự cân bằng xãy ra khi áp lực của lưu chất tác động lên piston hay nút van cân bằng với lực của lò xo.

Van an toàn tác động trực tiếp chỉ có 1 áp suất định mức. Áp suất định mức là áp suất được thiết lập, đảm bảo độ an toàn cho ống và các thiết bị máy móc trên hệ thống đó.

Khi áp suất của khí, dầu, nước đi vào nhỏ hơn áp suất xả định mức được thiết lập lúc ban đầu (bằng cách vặn chỉnh đàn hồi của lò xo trong van) thì piston sẽ đóng hoàn toàn.

Khi áp suất đi vào lớn hơn áp suất xả, lúc này piston sẽ dịch chuyển làm cửa van mở để dòng lưu chất xả. Cho đến khi áp suất nhỏ hơn giá trị định mức thì piston sẽ đóng.

Ưu điểm:

+ Cấu trúc đơn giản, ít bộ phận.

+ Phù hợp với hệ thống công suất nhỏ và vừa.

+ Tốc độ phản ứng của van nhanh và mạnh mẽ giúp kịp thời giảm và điều chỉnh áp.

Nhược điểm

+ Không phù hợp với môi chất có lưu lượng nhỏ trong đường ống.

+ Nó chỉ phù hợp với những hệ thống có lưu lượng môi chất lớn đi qua đường ống. Việc điều chỉnh của van sẽ bị giới hạn bởi kích thước của lò xo.

b. Van an toàn tác động gián tiếp

Ở nhiều vị trí không lắp được van trực tiếp thì van gián tiếp là lựa chọn thay thế phù hợp nhất, đem lại an toàn cho lò.

Các bộ phận chính của van gồm có:

Van chính: Lò xo có độ cứng nhỏ, piston có đường kính lớn.

Van phụ: Piston đường kính nhỏ nhưng lò xo lại có độ cứng lớn.

Áp suất định mức gồm có áp suất định mức van chính và áp suất định mức của van phụ. Điều chỉnh biên độ áp suất định mức van phụ bằng núm điều chỉnh, và đảm bảo luôn nhỏ hơn áp suất định mức của van chính.

Nếu áp suất của lưu chất ở đường vào nhỏ hơn áp suất xả của van phụ đã thiết lập ban đầu thì van chính và van phụ sẽ cùng đóng. Lúc này, áp suất của van phụ sẽ bằng đúng với áp suất trong khoang chính.

Nếu áp suất của lưu chất ở đường vào tăng sẽ làm cho áp suất ở trong khoang chính tăng theo. Nó cao hơn áp suất xả của van phụ thì van phụ mở để lưu chất về bồn chứa hoặc xả ra ngoài cho đến khi áp suất trong khoang chính bằng với áp suất xả.

Ưu điểm

+ Lắp đặt trong những không gian nhỏ, chật hẹp.

+ Van có độ kín cao.

+ Thích hợp hệ thống có lưu lượng dòng chất lớn, áp suất cao.

Nhược điểm

+ Tốc độ phản ứng chậm khi áp suất bắt đầu tăng.

+ Độ nhạy kém hơn so với van trực tiếp.

Van an toàn lò hơi

Lưu ý khi lắp và sử dụng van an toàn hiệu quả

+ Lựa chọn van phải phù hợp với công suất của lò. Quá trình chọn phải nhờ các chuyên gia lò hơi tư vấn và lựa chọn, tránh hư hỏng hệ thống và nguy cơ nổ lò hơi.

+ Lắp van đúng vị trí theo hướng dẫn của nhà cung cấp, đảm bảo van hoạt động chính xác hiệu quả.

+ Van an toàn phải được nối trực tiếp với những bộ phận cần bảo vệ quá áp như thân lò, ba lông hơi, ống góp hơi, để đem lại hiệu quả bảo vệ nhanh chóng an toàn cao.

+ Với lò di động thì không được phép lắp van đòn bẩy.

+ Không được tự ý điều chỉnh chỉ số định mức của van khi lò đang làm việc.

+ Dễ dàng kiểm tra sự hoạt động của van khi lò hơi đang làm việc.

+ Van phải được cài đặt áp lực định mức trước khi lắp đặt vào hệ thống.

+ Lựa chọn van phải phù hợp với lưu chất tránh hiện tượng ăn mòn, hư hỏng van trong quá trình làm việc.

Van an toàn lò hơi

Hướng dẫn bảo dưỡng bảo trì van an toàn

Van an toàn là bộ phận quan trọng, đảm bảo an toàn cho lò hơi. Vì vậy cần được quan tâm và bảo dưỡng đúng thời gian quy định. Thời gian kiểm tra định kỳ để bảo dưỡng van là 3 tháng hoặc 6 tháng.

+ Khi tháo lắp bảo trì van phải tắt nguồn hệ thống trên đường ống tránh rò rỉ lưu chất ra ngoài, gây nguy hiểm cho con người và môi trường sống.

+ Tiến hành vệ sinh bên trong và bên ngoài van, sau đó kiểm tra hoạt động chi tiết trong cấu tạo của van.

+ Hiệu chỉnh lại van an toàn một cách kịp thời sau khi đánh giá để phù hợp với yêu cầu làm việc.

+ Nên lựa chọn phụ kiện chính hãng để thay thế khi hư hỏng, đảm bảo chất lượng và an toàn khi hoạt động. Không nên thay thế các phụ kiện không đúng với hãng van sử dụng.

Công ty Cổ Phần Lò Hơi Bách Khoa là đơn vị chuyên thiết kế, chế tạo và lắp đặt trên toàn quốc. Bao gồm nồi hơi lò hơi công nghiệp tầng sôi, nồi hơi ghi tĩnh, lò hơi ghi xích, lò hơi đốt dầu, lò dầu tải nhiệt. Các hệ thống lò hơi của Bách Khoa có gì nổi bật hơn các đơn vị khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

  • Thiết kế, chế tạo và lắp đặt lò hơi công nghiệp theo nhu cầu cụ thể của khách hàng về áp suất, công suất và loại nhiên liệu.
  • Với tiêu chí: An toàn - Tiết kiệm năng lượng
  • Lò hơi tầng sôi đốt biomass (sinh khối), bao gồm: vỏ băm, trấu, dăm gỗ, mùn cưa...

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN LÒ HƠI BÁCH KHOA

Địa chỉ: Số 15A/8 Đường Tam Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

Hotline: 0917 754 059

Email: truongnv@hexboiler.com

0973840468