Quy trình vận hành lò hơi đốt dầu
Sơ lược về quy trình vận hành lò hơi đốt dầu
Qui trình vận hành lò hơi qui định cụ thể những công việc, những thao tác, những phân công nhiệm vụ của công nhân vận hành trong 03 tình trạng của lò hơi:
Bước 1. Chuẩn bị và đốt lò.
Bước 2. Trông coi lò hơi khi hoạt động.
Bước 3. Ngừng lò hơi.
Chuẩn bị đốt lò hơi:
Trước khi đốt lò phải kiểm tra kỹ các thiết bị phụ thuộc, cụ thể là:
- Xem kim áp kế có ở vị trí ‘0’ hay không.
- Kiểm tra van an toàn xem có đủ bộ phận không, lấy tay kéo nhẹ cần van xem có nhẹ không.
- Kiểm tra ống thủy sáng.
- Kiểm tra lại bồn nước vận hành, dầu vận hành, bơm cấp nước, hệ thống chiếu sáng nhà lò.
- Xả đáy ống thủy tối kiểm tra hệ thống báo cạn nước và điều khiển bơm nước.
Sau khi kiểm tra các bộ phận nêu trên, nếu tất cả ở trong tình trạng tốt và sẵn sàng thì mới tiến hành đốt lò. Khi lò bắt đầu hoạt động, nhìn vào lỗ quan sát xem ngọn lửa trong buồng đốt có bình thường không.
Khi lò hơi bắt đầu có áp suất thì phải tập trung theo dõi các hiện tượng xảy ra ở các bộ phận xem có hiện tượng rò rỉ hay không.
Khi áp suất trong lò hơi còn ở dưới 1 kG/cm2 phải thử kéo cần xả van an toàn cho hơi thoát ra. Mở van xả ống thủy sáng để thông ống thủy sáng.
Trong quá trình tăng áp suất từ 0 - 05 kG/cm2, nếu xảy ra hư hỏng gì ở những bộ phận chủ yếu của lò hơi thì phải ngừng lò, hạ áp suất về 0 kG/cm2 để sửa chữa. Tuyệt đối cấm sửa chữa các bộ phận chịu áp lực của lò hơi khi đang còn áp suất.
Trước khi mở van hơi chính, phải xả hết nước ngưng trong đường ống, mở nhẹ lấy một ít hơi sấy nóng ống, sau đó mở van hơi từ từ cho qua đường ống.
Trước khi cung cấp hơi cho nơi sử dụng phải báo cho nơi sử dụng biết để tránh gây tai nạn cho công nhân đứng ở nơi sử dụng.
Trông coi khi lò hơi đang hoạt động:
Khi lò hơi đang hoạt động, công nhân vận hành lò hơi phải thường xuyên theo dõi, xem xét áp kế, mực nước trong ống thủy và phải bảo đảm:
- Kim áp kế phải ở dưới áp suất qui định.
- Mức nước trong ống thủy sáng phải nằm giữa hai mực tối đa và tối thiểu.
- Mỗi ca phải thông xả rửa ống thủy sáng ít nhất là 02 lần để ống thủy sáng sạch sẽ và dễ nhìn.
- Trong ca phải thường xuyên kiểm tra van hơi chính, van cấp nước, van xả đáy lò, công tắc áp suất hoạt động có phù hợp với áp suất và van an toàn không.
- Trong ca phải thường xuyên xem xét xung quanh lò. Khi nghe có tiếng động gì bất thường trong lò phải chú ý theo dõi và kịp thời xử lý.
- Phải thực hiện xả đáy lò ít nhất 01 lần trong ca. Khi xả bẩn, đầu tiên hé mở van xả chậm để sấy đường ống xả từ 3 ÷ 5 phút. Sau đó mở van xả nhanh từng hồi để xả. Trước khi xả bẩn đáy lò cần phải lấy nước vào mực cao để khi xả nước rút xuống là vừa. Trong khi xả đáy cũng phải thường xuyên theo dõi mực nước trong ống thủy sáng. Nếu thấy mực nước tụt xuống quá nhanh phải ngừng ngay việc xả đáy để nghe ngóng, kiểm tra.
Ngừng lò hơi
Ngừng lò bình thường
Vào cuối ca sản xuất khi đã kết thúc việc sử dụng hơi, bật công tắc đốt lò sang vị trí ‘OFF’, sau đó ngừng cung cấp hơi cho nơi sử dụng, cung cấp nước vào lò đến mức cao của ống thủy sáng (sử dụng bơm cấp nước bằng công tắc ‘TAY’).
Ngừng lò sự cố
theo qui định, việc ngừng lò sự cố thực hiện trong các trường hợp như sau:
- Lò hơi bị cạn nước nghiêm trọng.
- Các bộ phận tiếp nhiệt của lò hơi bị xì hơi, xì nước hay biến dạng rõ rệt.
- Áp kế, ống thủy hỏng nghiêm trọng mà không có cái thay thế.
- Béc dầu bị ngẹt, lửa cháy không tốt làm rò rỉ dầu.
Nếu xảy ra một trong các trường hợp trên, công nhân vận hành lò hơi phải báo cáo cho người phụ trách trực tiếp biết tình trạng khẩn trương và thận trọng thao tác ngừng lò sự cố như:
- Bật công tắc đốt sang vị trí ‘OFF’.
- Kéo cần van an toàn cho hơi cho hơi thoát ra ngoài hoặc mở van xả hơi ra ngoài.
- Nếu thấy mực nước giảm xuống quá thấp mức trung bình thì cung cấp thêm nước vào lò và tăng cường xả đáy (15 ÷ 20 phút/lần), mục đích làm cho lò hơi giảm nhiệt độ nhanh hơn. Nhưng đối với trường hợp cạn nước nghiêm trọng thì phải thao tác ngừng lò cẩn thận hơn: TUYỆT ĐỐI CẤM CẤP NƯỚC VÀO LÒ KHI LÒ ĐÃ CẠN NƯỚC NGHIÊM TRỌNG.
Công ty Cổ Phần Lò Hơi Bách Khoa là đơn vị chuyên thiết kế, chế tạo và lắp đặt trên toàn quốc. Bao gồm nồi hơi lò hơi công nghiệp tầng sôi, nồi hơi ghi tĩnh, lò hơi ghi xích, lò hơi đốt dầu, lò dầu tải nhiệt. Các hệ thống lò hơi của Bách Khoa có gì nổi bật hơn các đơn vị khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
- Thiết kế, chế tạo và lắp đặt lò hơi công nghiệp theo nhu cầu cụ thể của khách hàng về áp suất, công suất và loại nhiên liệu.
- Với tiêu chí: An toàn - Tiết kiệm năng lượng
- Lò hơi tầng sôi đốt biomass (sinh khối), bao gồm: vỏ băm, trấu, dăm gỗ, mùn cưa...
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LÒ HƠI BÁCH KHOA
Địa chỉ: Số 15A/8 Đường Tam Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Hotline: 0917 754 059
Email: truongnv@hexboiler.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Tìm hiểu về lò hơi sinh khối trong ngành chế biến thực phẩm
- Lò hơi sinh khối: Giải pháp năng lượng thân thiện với môi trường
- Ứng dụng lò hơi sinh khối trong ngành chế biến nông sản
- Lò hơi sinh khối: Lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp xanh
- Công nghệ lò hơi sinh khối: Giải pháp tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa quy trình sản xuất
- Khả năng phát triển của công nghệ lò hơi sinh khối tại Việt Nam
- Lò hơi sinh khối: Nguồn năng lượng tái tạo cho tương lai
- Lợi ích môi trường khi sử dụng lò hơi sinh khối trong sản xuất năng lượng
- Phân tích chi phí đầu tư và vận hành lò hơi sinh khối
- Phân tích chi phí đầu tư và vận hành lò hơi sinh khối
- Lò hơi sinh khối và các tiêu chuẩn an toàn cần tuân thủ
- Công nghệ xử lý khí thải từ lò hơi sinh khối: Giải pháp bền vững cho môi trường