Kiểm định nồi hơi công nghiệp

Kiểm định nồi hơi là một trong những yêu cầu quan trọng trong quy trình quản lý và vận hành nồi hơi, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng và môi trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về kiểm định nồi hơi, bao gồm các loại kiểm định, quy trình thực hiện để đảm bảo quá trình kiểm định đạt hiệu quả cao nhất.

Kiểm định nồi hơi là gì?

Nồi hơi, lò hơi là thiết bị tạo ra hơi nhiệt, hoạt động trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Khi lò hơi, nồi hơi được chế tạo, sản xuất, phải tuân theo quy chuẩn an toàn về áp lực.

Kiểm định nồi hơi là quá trình kiểm tra, đánh giá toàn diện và kỹ lưỡng các yếu tố kỹ thuật của nồi hơi (lò hơi) nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Quá trình này bao gồm việc kiểm tra cả các yếu tố về cấu tạo, khả năng chịu áp lực, các thiết bị bảo vệ, cũng như kiểm tra các điều kiện vận hành theo các tiêu chuẩn an toàn hiện hành.

Việc kiểm định là yêu cầu bắt buộc trong nhiều quy định pháp lý để phòng ngừa sự cố tiềm ẩn và đảm bảo an toàn cho con người, máy móc và môi trường.

Nếu nồi hơi đạt yêu cầu thì kiểm định viên sẽ thực hiện dán tem kiểm định, cung cấp biên bản kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định. Các bước kiểm định nồi hơi được thực hiện theo quy trình của Cục An toàn – Bộ LĐTBXH đưa ra.

Nồi hơi có áp suất làm việc của hơi lớn hơn 0,7 bar, nồi đun nước nóng có nhiệt độ của nước lớn hơn 115°C thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần phải kiểm định.

Nồi hơi

Tầm quan trọng của việc kiểm định nồi hơi

Kiểm định nồi hơi là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn lao động và môi trường. Trong quá trình vận hành, nồi hơi hoạt động dưới áp suất cao và nhiệt độ lớn, nếu không được kiểm tra định kỳ có thể dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn như rò rỉ, nổ lò hoặc các sự cố kỹ thuật nguy hiểm khác. Do đó, việc kiểm định giúp đảm bảo hệ thống luôn ở trạng thái tốt nhất, hạn chế sự cố và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Ngoài ra, kiểm định nồi hơi còn giúp tuân thủ các quy định an toàn lao động, đảm bảo các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp không vi phạm pháp luật và tránh những hậu quả nghiêm trọng về mặt pháp lý. Hơn nữa, quá trình kiểm định còn hỗ trợ phát hiện sớm các hỏng hóc, sai sót kỹ thuật, từ đó đưa ra biện pháp sửa chữa kịp thời, tránh thiệt hại lớn về tài sản và nhân mạng.

Ngoài ra, kiểm định nồi hơi còn là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như tạo niềm tin cho khách hàng.

Hàng năm ở Việt Nam có rất nhiều vụ tai nạn cháy nổ nồi hơi xẩy ra gây ảnh hưởng tới tính mạng con người và tài sản. Nếu chúng ta thực hiện đầy đủ kiểm định, bảo trì bảo dưỡng nồi hơi thì sẽ giảm thiểu tối đa những vụ việc đáng tiếc xẩy ra.

Nồi hơi

Quy định các thời hạn kiểm định:

Kiểm định lần đầu:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu

Kiểm định định kỳ:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn nồi hơi  theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

Khi sử dụng lại các nồi hơi và nồi đun nước nóng đã dừng hoạt động từ 12 tháng trở lên;

Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi và nồi đun nước nóng;

Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;

Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Nồi hơi

Khi nào cần phải kiểm định nồi hơi

Theo quy định tại Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH, thời hạn kiểm định nồi hơi được quy định như sau:

Thời hạn kiểm kỹ thuật an toàn định định kỳ là 02 năm. Đối với nồi hơi, nồi đun nước nóng đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.

Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.

Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định và có sự thống nhất của cơ sở sử dụng.

Thời gian kiểm định lò hơi, nồi hơi.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi (nồi hơi) được thực hiện khi:

Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng

Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thông thường chu kỳ kiểm định an toàn nồi hơi là 2 năm/lần.

Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt hoặc sau khi thay thế, sửa chữa. Lò hơi có thời gian ngưng sử dụng trên 12 tháng.

Ngoài ra, lò hơi có thể được kiểm định trong các trường hợp sau:

Kiểm định lò hơi trước khi xuất xưởng.

Kiểm định lò hơi xuất khẩu, nhập khẩu.

Nồi hơi

Các bước tiến hành kiểm định nồi hơi

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa

Hồ sơ xuất xưởng để ghi nhận các thông tin ban đầu về thiết bị mà nhà sản xuất đã công bố

Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi

Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt

Kiểm tra hệ thống nước cấp, thoát nước của nồi hơi. Hệ thống khói thải

Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)

Bước 3: Thử nghiệm áp suất

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.

Bước 4: Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm

Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hơi:

Kiểm định van an toàn

Áp kế

Thiết bị đo mức

Rơ le nhiệt độ, áp suất

Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 5: Kiểm tra vận hành lò hơi

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.

Với yêu cầu về sự an toàn trong lao động, và hiệu quả trong sản xuất, kiểm định nồi hơi là công việc quan trọng bắt buộc phải thực hiện.

Lò hơi Bách Khoa là đơn vị chế tạo lò hơi, nồi hơi lâu năm. Các loại lò hơi, nồi hơi do chúng tôi chế tạo luôn đảm bảo an toàn, đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

Nồi hơi

Công ty Cổ Phần Lò Hơi Bách Khoa là đơn vị chuyên thiết kế, chế tạo và lắp đặt trên toàn quốc. Bao gồm nồi hơi lò hơi công nghiệp tầng sôi, nồi hơi ghi tĩnh, lò hơi ghi xích, lò hơi đốt dầu, lò dầu tải nhiệt. Các hệ thống lò hơi của Bách Khoa có gì nổi bật hơn các đơn vị khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

  • Thiết kế, chế tạo và lắp đặt lò hơi công nghiệp theo nhu cầu cụ thể của khách hàng về áp suất, công suất và loại nhiên liệu.
  • Với tiêu chí: An toàn - Tiết kiệm năng lượng
  • Lò hơi tầng sôi đốt biomass (sinh khối), bao gồm: vỏ băm, trấu, dăm gỗ, mùn cưa...

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN LÒ HƠI BÁCH KHOA

Địa chỉ: Số 15A/8 Đường Tam Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

Hotline: 0917 754 059

Email: truongnv@hexboiler.com

0973840468