Các quy định an toàn khi sử dụng thiết bị áp lực
Thiết bị áp lực là những thành phần quan trọng trong các hệ thống công nghiệp hiện đại, đảm nhận nhiệm vụ chứa và vận hành các chất lỏng hoặc khí ở áp suất cao. Từ nồi hơi, bình chứa khí nén đến các hệ thống trao đổi nhiệt, thiết bị áp lực đóng vai trò không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu suất và an toàn trong sản xuất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các loại thiết bị áp lực phổ biến, những nguy hiểm có thể xảy ra và cách sử dụng an toàn.
Thiết bị áp lực là gì?
Thiết bị áp lực là các thiết bị được sử dụng trong các hệ thống công nghiệp, có khả năng chứa hoặc làm việc với các chất khí hoặc chất lỏng ở áp suất cao hơn hoặc thấp hơn so với áp suất khí quyển. Chúng thường phải chịu áp lực lớn trong quá trình hoạt động và phải được thiết kế để đảm bảo an toàn.
Thiết bị áp lực được dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học, sinh học, cũng như để bảo quản, vận chuyển, vv, các môi chất ở trạng thái có áp suất như khí nén, khí hóa lỏng, vv.
Các thiết bị áp lực phổ biến:
- Nồi hơi (lò hơi): Dùng để tạo ra hơi nước bằng cách gia nhiệt nước dưới áp suất cao.
- Bình chứa áp lực: Chứa các loại khí hoặc chất lỏng dưới áp suất cao, ví dụ như bình nén khí, bình chứa khí LPG.
- Đường ống dẫn áp lực: Dẫn truyền các chất lỏng hoặc khí ở áp suất cao giữa các bộ phận của hệ thống.
- Thiết bị trao đổi nhiệt áp lực: Dùng để trao đổi nhiệt giữa hai chất lưu có áp suất chênh lệch.
Do tính chất đặc thù của thiết bị áp lực, chúng phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn để tránh tai nạn do nổ hoặc rò rỉ.
Trong công nghiệp các thiết bị áp lực đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề. Góp phần quan trọng vào quy trình sản xuất sản phẩm, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thiết bị áp lực
Các loại thiết bị áp lực
Đặc điểm chung nhất của các thiết bị chịu áp lực là áp suất bên trong rất lớn. Khi hoạt động có thể xảy ra sự cố cháy, nổ rất nguy hiểm. Vì vậy, cần được kiểm định nghiêm ngặt và có quy định rõ ràng về giới hạn áp suất sử dụng.
Phân loại thiết bị áp lực theo áp suất làm việc gồm có:
Thiết bị áp lực hạ áp, trung áp, cao áp và siêu áp. Các môi chất khác nhau thì giải quy định áp suất cũng có sự khác nhau.
Tuy nhiên cách phân loại thiết bị áp lực phổ biến đó là căn cứ vào nhiệt độ môi chất gồm có: Thiết bị đốt nóng và thiết bị không bị đốt nóng.
Các thiết bị đốt nóng: Nồi hơi và các bộ phận của nó, nồi chưng cất, nồi hấp, vv, áp suất được tạo ra là do hơi nước bị đun quá nhiệt trong bình kín.
Các thiết bị không bị đốt nóng: Máy nén khí: Hút không khí và nén lại với áp suất cao. Thiết bị sử dụng khí nén: Bình chứa các chất khí ( oxy, nito, hidro,..), các ống dẫn môi chất có áp suất cao như ống dẫn hơi, khí đốt.
Thiết bị áp lực
Những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng thiết bị áp lực
Thiết bị áp lực có vai trò quan trọng trong công nghiệp và cuộc sống. Tuy nhiên những nguy cơ, rủi ro mà nó sẽ gây ra cũng rất nguy hiểm.
Vì vậy, việc nắm bắt và hiểu rõ về những nguy cơ này sẽ giúp các doanh nghiệp, chủ sản suất, chế biến, và cả người lao động có một cái nhìn khách quan và đưa ra những biện pháp sử dụng an toàn, bảo đảm hơn.
Thiết bị áp lực có nguy cơ gây nổ
Thiết bị luôn hoạt động với áp suất rất lớn nên luôn tiềm tàng nguy cơ nổ bất cứ lúc nào.
Khi áp suất tác dụng vượt quá giới hạn chịu đựng cho phép của vật liệu bình chứa thì hiện tượng nổ sẽ xảy ra dưới dạng giải phóng năng lượng có trong thiết bị áp lực.
Những vụ nổ này thường gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho con người và tài sản, có khả năng phá hủy toàn bộ những thiết bị, máy móc xung quanh.
Nguy cơ bỏng do nhiệt
Những người lao động khi làm việc trực tiếp với các thiết bị áp lực như nồi hơi, bình khí nén…đều có nguy cơ bị bỏng do nhiệt.
Nguồn nhiệt ở đây có thể gây thương tích cho con người khi thiết bị áp lực bị xì hơi hoặc bị nổ.
Ngoài ra, con người cũng có thể bị bỏng do khi thiết bị áp lực tiếp xúc với các thiết bị khác có nhiệt độ cao mà không sử dụng những vật liêu lọc nhiệt, cách nhiệt.
Ngay trong quá trình vận hành thiết bị áp lực, người lao động còn bị bỏng bởi lượng nhiệt đối lưu và bức xạ mà thiết bị tỏa ra. Những vụ bỏng nhiệt như vậy có thể để lại những di chứng nghiêm trọng cho con người.
Nhiễm độc với các hợp chất độc hại
Bên trong một số thiết bị áp lực còn tồn tại những hợp chất hóa học độc hại như các bình khí nén axetylen, bình khí cacbonic... mà người lao động có thể bị ngộ độc bất cứ lúc nào.
Những chất này nếu hít phải với nồng đồ cao có thể dẫn đến các tình trạng ngộ độc mãn tính, suy hô hấp...
Việc rò rỉ những chất hóa học trong quá trình sử dụng thiết bị áp lực cũng là một nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro và có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tính mạng con người.
Thiết bị áp lực
Cách sử dụng an toàn thiết bị áp lực
Sử dụng thiết bị đúng nhu cầu, đúng điều kiện
- Lắp đặt thiết bị phải có thiết kế phù hợp với điều kiện sử dụng và tuân thủ trong các tiêu chuẩn an toàn hiện hành.
- Thiết bị phải được chế tạo từ các vật liệu phù hợp với môi chất và điều kiện làm việc.
- Quy trình công nghệ phải được lựa chọn cho quá trình thao tác ít gây ảnh hưởng nhất đến thiết bị.
- Cẩn trọng đến từng chi tiết khi sửa chữa, cải tạo.
- Lắp đặt thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh công nghiệp, các quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành để vận hành thuận tiện và an toàn.
- An toàn vị trí lắp đặt thiết bị.
Thực hiện đầy đủ quá trình đào tạo, huấn luyện cho người vận hành
Người vận hành thiết bị cần nắm vững những những thông số vận hành an toàn của thiết bị.
Không những thế, tất cả những người vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và làm các công việc liên quan đến thiết bị chịu áp lực đều phải được huấn luyện, đào tạo vận hành an toàn một cách đầy đủ.
Trong các trường hợp khi thay đổi công việc; thiết bị hoặc quy trình vận hành thay đổi; sau một thời gian nghỉ việc hoặc làm việc khác và định kỳ hằng năm đều phải huấn luyện.
Lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo vệ
Các thiết bị bảo vệ như van an toàn, rơle áp suất phải được lắp đặt đầy đủ ở trạng thái sẵn sàng hoạt động nhằm mục đích ngắt thiết bị khi áp suất, nhiệt độ, môi chất bên trong vượt quá mức cho phép.
Các thiết bị báo động (nếu có) cần lắp đặt sao cho các tín hiệu âm thanh, ánh sáng dễ nhận thấy nhất.
Các thiết bị xả tự động như van an toàn, màn phòng nổ phải có ống xả dẫn ra vị trí an toàn.
Bảo dưỡng thiết bị theo đúng quy trình
Đơn vị sở hữu phải lập kế hoạch bảo dưỡng cho thiết bị và toàn bộ hệ thống thiết bị chịu áp lực. Kế hoạch phải tính đến các đặc điểm riêng biệt, từng chi tiết.
Kiểm tra và phát hiện các điểm bất thường trước khi tiến hành.
Trước khi thực hiện bảo dưỡng phải đảm bảo xả hết áp suất bên trong, làm vệ sinh đầy đủ.
Thực hiện các biện pháp và quy trình an toàn trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị.
Thiết bị phải được kiểm định an toàn
Thiết bị áp lực thuộc danh mục cần kiểm định an toàn theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh Xã hội.
Chính vì vậy, đơn vị cần phải kiểm định thiết bị để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro do thiết bị áp lực gây ra.
Thời hạn kiểm định thiết bị chịu áp lực được quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và thay đổi theo từng loại.
Kiểm định bên trong: 3 năm/lần.
Kiểm định bên ngoài: 6 năm/lần.
An toàn trong bảo quản thiết bị áp lực
- Một số bình chịu áp lực kích thước nhỏ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm gây rủi ro cho tài sản và con người. Chính vì thế cần phải cất trữ và bảo quản theo điều kiện và môi trường phù hợp.
- Ngoài các biện pháp kể trên, bản thân người lao động cần phải chủ động trong quá trình làm việc để hạn chế những rủi ro như:
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bình, sự hoạt động của dụng cụ kiểm tra, đo lường cơ cấu an toàn và phụ tùng.
- Vận hành thiết bị một cách an toàn theo đúng quy trình.
- Kịp thời và bình tĩnh xử lý theo đúng quy trình khi có sự cố xảy ra. Báo ngay với người phụ trách.
- Không được làm việc riêng hoặc bỏ vị trí công tác khi thiết bị đang hoạt động trong trường hợp cần giám sát.
Như vậy, những thiết bị áp lực đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên khi sử dụng các thiết bị áp lực như lò hơi công nghiệp, cần đảm bảo quy tắc an toàn.
Thiết bị áp lực
Công ty Cổ Phần Lò Hơi Bách Khoa là đơn vị chuyên thiết kế, chế tạo và lắp đặt trên toàn quốc. Bao gồm nồi hơi lò hơi công nghiệp tầng sôi, nồi hơi ghi tĩnh, lò hơi ghi xích, lò hơi đốt dầu, lò dầu tải nhiệt. Các hệ thống lò hơi của Bách Khoa có gì nổi bật hơn các đơn vị khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
- Thiết kế, chế tạo và lắp đặt lò hơi công nghiệp theo nhu cầu cụ thể của khách hàng về áp suất, công suất và loại nhiên liệu.
- Với tiêu chí: An toàn - Tiết kiệm năng lượng
- Lò hơi tầng sôi đốt biomass (sinh khối), bao gồm: vỏ băm, trấu, dăm gỗ, mùn cưa...
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LÒ HƠI BÁCH KHOA
Địa chỉ: Số 15A/8 Đường Tam Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Hotline: 0917 754 059
Email: truongnv@hexboiler.com
- Tìm hiểu về lò hơi sinh khối trong ngành chế biến thực phẩm
- Lò hơi sinh khối: Giải pháp năng lượng thân thiện với môi trường
- Ứng dụng lò hơi sinh khối trong ngành chế biến nông sản
- Lò hơi sinh khối: Lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp xanh
- Công nghệ lò hơi sinh khối: Giải pháp tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa quy trình sản xuất
- Khả năng phát triển của công nghệ lò hơi sinh khối tại Việt Nam
- Lò hơi sinh khối: Nguồn năng lượng tái tạo cho tương lai
- Lợi ích môi trường khi sử dụng lò hơi sinh khối trong sản xuất năng lượng
- Phân tích chi phí đầu tư và vận hành lò hơi sinh khối
- Phân tích chi phí đầu tư và vận hành lò hơi sinh khối
- Lò hơi sinh khối và các tiêu chuẩn an toàn cần tuân thủ
- Công nghệ xử lý khí thải từ lò hơi sinh khối: Giải pháp bền vững cho môi trường