Các phương pháp sấy nông sản hiện nay
Lò sấy nông sản là gì?
Lò sấy nông sản là một thiết bị dùng để sấy khô nông sản, thực phẩm sử dụng công nghệ khí nóng đối lưu tuần hoàn, mục đích để hút thành phần nước trong thực phẩm cho đến khi khô hoàn toàn. Sấy khô giúp bảo quản nông tốt hơn, lâu hơn và đặc biệt là dễ dàng và giảm được chi phí vận chuyển.
Một chu trình lò sấy nông sản
Các phương pháp sấy nông sản
Phân loại theo quy trình sấy chúng ta có thể chia các phương pháp sấy nông sản thành 2 loại như sau:
Sấy tự nhiên
Sấy tự nhiên là phương pháp phơi sấy bằng năng lượng tự nhiên như mặt trời, gió… Phương pháp sấy tự nhiên này đỡ tốn nhiệt năng nhưng không thể chủ động điều chỉnh quá trình sấy và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên thời tiết, ngoài ra phương pháp sấy tự nhiên cần một mặt thoáng lớn để nông sản nhận nhiệt từ mặt trời, cho nên cần một không gian rộng để phơi sấy.
Sấy nhân tạo
Là hình thức sấy được tiến hành trong các loại thiết bị sấy để cung cấp nhiệt cho các vật liệu ẩm. Sấy nhân tạo có nhiều dạng, tùy theo phương pháp truyền nhiệt mà trong kỹ thuật sấy có thể được phân loại như sau:
- Sấy thăng hoa
- Sấy tuần hoàn khí nóng
- Sấy bơm nhiệt
- Sấy lạnh
- Sấy năng lượng mặt trời.
Mỗi loại sấy sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cho phép người dùng áp dụng cho từng loại sản phẩm cụ thể. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên lý, ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp sấy nhân tạo:
Sấy thăng hoa
Sấy thăng hoa là một kỹ thuật còn được gọi là “làm khô lạnh” hay còn gọi là kỹ thuật khử nước, thường được sử dụng để bảo quản các loại nguyên liệu và thực phẩm, giúp thuận tiện hơn cho vận tải, cũng như giữ được các phẩm chất của sản phẩm ban đầu.
Công nghệ sấy thăng hoa không chỉ giữ cho sản phẩm luôn chất lượng tốt (các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất sinh học, màu sắc, mùi, vị… gần như được bảo toàn không bị phá hủy) mà còn giữ được độ xốp mềm, khi ngâm vào nước sẽ nở trở lại và giữ được tính chất gần giống như nguyên liệu ban đầu.
Sấy thăng hoa được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp bởi đặc tính ưu việt của nó. Hiện tại ở nước ta cũng đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư công nghệ này. Tuy nhiên chi phí thiết bị và chuyển giao công nghệ còn cao.
Sấy tuần hoàn khí nóng
Đây là phương pháp thổi trực tiếp khí nóng ở điều kiện áp suất khí quyển vào vật liệu cần sấy. Nhiệt từ gió tách ẩm ra khỏi vật sấy, gió mang ẩm thoát ra bên ngoài. Phương pháp này có nguyên lý như quá trình phơi nắng nhưng có hiệu suất sấy cao hơn do lưu lượng gió và nhiệt đều hơn, sản phẩm sấy khô nhanh hơn.
Sấy tuần hoàn khí nóng được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất thuốc, chủ yếu để sấy khô các loại dược liệu cứng, vẫn còn nguyên dạng chưa được cắt lát hay dạng bôt thường được gọi là đông dược. Ngoài ra, phương pháp sấy này còn được dùng để sấy khô những loại dược phẩm khác như thuốc bột, hạt, viên sủi, chai đóng gói,…hay thực phẩm, một số linh kiện điện tử.
Sấy bơm nhiệt
Sấy bơm nhiệt là sử dụng hệ thống bơm nhiệt kết hợp với bộ cấp nhiệt phụ để có thể điều chỉnh chính xác nhiệt độ sấy cần cung cấp cho buồng sấy, sử dụng hệ thống bơm nhiệt nhằm 2 mục đích chính là làm khô không khí sấy trước khi đưa trở lại buồng sấy và tận dụng nguồn nhiệt từ bơm nhiệt tạo ra để làm nóng khí sấy.
Điều quan trọng nhất của hệ thống là phương pháp tách ẩm để làm khô hoàn toàn không khí trước khi đưa trở lại lò sấy, yếu tố này giúp cho sản phẩm khô nhanh hơn dù sấy ở nhiệt độ thấp hay nhiệt độ cao. Tuy nhiên vì yếu tố kỹ thuật nên các hệ thống sấy bơm nhiệt thường chỉ làm việc ở phạm vi nhiệt độ từ 10-60 độ C.
Sấy bơm nhiệt có ưu điểm giữ màu sắc sản phẩm đẹp hơn, giữ chất dinh dưỡng tốt, sấy nhanh khô ở nhiệt độ thấp so với các dòng máy sấy thông thường. Tuy nhiên giá thành máy là một yếu tố cần xem xét bởi cao hơn khá nhiều so với các dòng máy thông dụng khác.
Sấy lạnh
Sấy lạnh là phương pháp sấy bằng tác nhân là không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường. Dải nhiệt độ sấy từ 35-65 độ C, độ ẩm không khí sấy vào khoảng 10-30%.
Máy sấy lạnh được cấu thành bởi một máy bơm nhiệt được đặt trong một tủ sấy hoặc một hầm sấy tùy theo quy mô. Máy bơm nhiệt có một đầu nóng và đầu lạnh, đầu nóng sẽ cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân sấy, còn đầu lạnh dùng để tách ẩm cho không khí sấy. Do đó, một số nơi, còn gọi máy sấy lạnh là máy sấy bơm nhiệt.
Phương pháp sấy lạnh có ưu điểm là tốc độ sấy nhanh hơn do không khí sấy đưa vào buồng sấy là rất khô, chất lượng vật sấy tốt hơn do được sấy ở nhiệt độ thấp hơn thông thường, không khí sấy khô nên vật sấy không bị hầm, hấp, giữ được màu sắc đẹp hơn so với sấy nhiệt; tiết kiệm năng lượng (phương pháp sấy nhiệt mất 1kW điện mới tách được 1,2kg nước, còn phương pháp sấy lạnh 1kW điện có thể tách được 3kg nước).
Sấy năng lượng mặt trời
Nguyên lý hoạt động của máy sấy bằng năng lượng mặt trời trên cơ sở tận dụng nhiệt bức xạ mặt trời theo nguyên lý hiệu ứng nhà kính, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiệu suất của máy sấy năng lượng mặt trời có thể đạt 55-65%. Có thể nói thiết bị sấy này đã giúp tận dụng nguồn năng lượng rất lớn, siêu sạch là năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, công nghệ sấy bằng năng lượng mặt trời lại chưa được phát triển vì nhiều lí do như giá thành cao, đầu tư lớn, các lo lắng về công nghệ và tính ổn định của thời tiết…
Lò sấy lúa
Lò sấy lúa là một trong những thiết bị không thể thiếu trong lĩnh vực nông nghiệp ở quy mô lớn. Khi thu hoạch lúa để đảm bảo lúa không bị ẩm, ủ hơi và giảm chất lượng lúa thì cần phải được tiến hành các bước sơ chế để bảo quản. Sấy lúa là một khâu trong quá trình sơ chế đó, lò sấy lúa là một hệ thống hoàn chỉnh.
So với các phương pháp làm khô hạt lúa truyền thống bằng cách phơi sấy, các loại lò sấy lúa hiện đại tỏ ra ưu việt hơn rất nhiều cả về hiệu suất, mức chi phí đầu tư cũng như chất lượng của hạt lúa sau sấy.
Phơi sấy theo phương pháp truyền thống đôi khi gặp rất nhiều rủi ro, hoặc tổn thất như điều kiện thời tiết bất thường, lúa không phơi được vào những ngày mưa kéo dài dẫn đến ẩm mốc, hư hỏng và hao hụt. Bên cạnh đó, không có sân bãi phơi phóng rộng rãi, an toàn cũng là một vấn đề. Chi phí nhân công, và chất lượng hạt trong phương pháp phơi lúa tự nhiên cũng rất thấp. Hạt dễ bị lẫn tạp chất, độ khô không đồng đều nếu không được cào, đảo khiến tỉ lệ xay xát thấp
Để giảm bớt những khó khăn đó cho nhà nông, máy sấy lúa ra đời là một bước tiến mới góp phần hỗ trợ và giải quyết những vấn đề mà nông dân Việt Nam đang gặp phải.
Lò sấy lúa
C
Công ty Cổ Phần Lò Hơi Bách Khoa là đơn vị chuyên thiết kế, chế tạo và lắp đặt trên toàn quốc. Bao gồm nồi hơi lò hơi công nghiệp tầng sôi, nồi hơi ghi tĩnh, lò hơi ghi xích, lò hơi đốt dầu, lò dầu tải nhiệt. Các hệ thống lò hơi của Bách Khoa có gì nổi bật hơn các đơn vị khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
- Thiết kế, chế tạo và lắp đặt lò hơi công nghiệp theo nhu cầu cụ thể của khách hàng về áp suất, công suất và loại nhiên liệu.
- Với tiêu chí: An toàn - Tiết kiệm năng lượng
- Lò hơi tầng sôi đốt biomass (sinh khối), bao gồm: vỏ băm, trấu, dăm gỗ, mùn cưa...
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LÒ HƠI BÁCH KHOA
Địa chỉ: Số 15A/8 Đường Tam Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Hotline: 0917 754 059
Email: truongnv@hexboiler.com
- Tìm hiểu về lò hơi sinh khối trong ngành chế biến thực phẩm
- Lò hơi sinh khối: Giải pháp năng lượng thân thiện với môi trường
- Ứng dụng lò hơi sinh khối trong ngành chế biến nông sản
- Lò hơi sinh khối: Lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp xanh
- Công nghệ lò hơi sinh khối: Giải pháp tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa quy trình sản xuất
- Khả năng phát triển của công nghệ lò hơi sinh khối tại Việt Nam
- Lò hơi sinh khối: Nguồn năng lượng tái tạo cho tương lai
- Lợi ích môi trường khi sử dụng lò hơi sinh khối trong sản xuất năng lượng
- Phân tích chi phí đầu tư và vận hành lò hơi sinh khối
- Phân tích chi phí đầu tư và vận hành lò hơi sinh khối
- Lò hơi sinh khối và các tiêu chuẩn an toàn cần tuân thủ
- Công nghệ xử lý khí thải từ lò hơi sinh khối: Giải pháp bền vững cho môi trường