Hoá chất lò hơi và cách sử dụng đem lại hiệu quả nhất
Song song trong quá trình sử dụng lò hơi sẽ phải dùng đến hóa chất tẩy rửa lò hơi trong quá trình vệ sinh định kỳ bởi những cáu cặn cứng đầu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến hóa chất lò hơi và cách sử dụng để đem lai hiệu quả cao.
Giới thiệu về hoá chất lò hơi
Hóa chất lò hơi là các loại hợp chất hóa học được sử dụng để bảo trì và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của nồi hơi. Những hóa chất này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ăn mòn, đóng cặn và sự hình thành của các chất bẩn có hại trong hệ thống lò hơi. Điều này giúp tăng hiệu suất truyền nhiệt, kéo dài tuổi thọ của thiết bị và đảm bảo vận hành an toàn.
Lý do cần sử dụng hóa chất trong lò hơi
Trong quá trình đun nóng nước lò hơi, hơi nước bốc lên, các loại cặn bẩn hay tạp chất tồn tại trong nước sẽ tích tụ và lắng xuống phía dưới. Sau một thời gian sẽ dẫn tới hiện tượng cáu cặn xuất hiện trong lò hơi.Nếu không được bảo dưỡng và vệ sinh sẽ gây ra hiện tượng cáu cặn làm tắc đường ống. Hiện tượng cáu cặn lò hơi sẽ làm giảm hiệu suất, bên cạnh đó còn có thể gây ra hiện tượng cháy nổ lò hơi rất nguy hiểm.
Đó là lý do vì sao doanh nghiệp cần thực hiện vệ sinh định kỳ. Và một trong những cách được ưu tiên lựa chọn đó là sử dụng hóa chất lò hơi.
Hoá chất lò hơi chứa các thành phần hoá học có khả năng hòa tan lượng kết tủa, gây phản ứng hoá học làm cho cáu cặn tơi xốp, tách ra khỏi bề mặt bám trong các thành ống.
Ngoài ra, hóa chất lò hơi còn là tên gọi cho một số chất như:
- Chất chống ăn mòn: Giúp ngăn chặn sự ăn mòn kim loại trong lò hơi, đặc biệt là ở các bề mặt tiếp xúc với nước và hơi nước.
- Chất kiềm hóa: Điều chỉnh độ pH của nước trong nồi hơi để duy trì môi trường kiềm, giúp giảm nguy cơ ăn mòn và đóng cặn.
- Chất chống oxy hóa: Loại bỏ oxy hòa tan trong nước, nguyên nhân chính gây ra ăn mòn trong hệ thống.
- Chất phân tán: Giúp giữ các tạp chất không lắng đọng trên bề mặt kim loại, ngăn chặn sự hình thành cáu cặn và sự giảm hiệu suất của lò hơi.
Hóa chất lò hơi
Các loại hoá chất lò hơi chuyên dụng
Hóa chất xử lý nước cứng cấp vào lò hơi:
- Tác dụng loại bỏ tạp chất trong nước đầu vào.
- Làm cho nước mềm hơn trước khi cấp vào đường ống.
- Tăng hiệu quả hoạt động cho lò hơi.
Hoá chất làm xốp lớp cáu cặn bên trong thành lò hơi:
- Để xử lý cáu cặn người ta dùng các loại hợp chất có chứa gốc photphat, axit ethylene diamine tetraacetic,vv.
- Các thành phần hoá học nêu trên sẽ kết hợp với ion trong nước, tạo thành chất tan có tác dụng làm xốp lớp cáu cặn.
- Hoá chất này sẽ gây ức chế sự hình thành cáu cặn.
Hóa chất lò hơi
Hiệu quả của việc sử dụng hoá chất lò hơi
- Có khả năng đánh bay các vết bám cứng đầu ở điều kiện bình thường.
- Làm sạch được những vị trí kín đáo nhất mà không cần phải tháo rời các chi tiết trong lò hơi.
- Có thể bơm trực tiếp hoá chất vào lò hơi, tiết kiệm được thời gian tháo lắp thiết bị, tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm chi phí.
- Hoá chất tẩy rửa giúp tăng tuổi thọ của nồi hơi.
- Đem lại hiệu quả cao, an toàn trong vận hành.
Cáu cặn lò hơi
Quy trình sử dụng hoá chất lò hơi hiệu quả nhất
Tiến hành khảo sát tình trạng của lò hơi
Đây là công đoạn quan trọng nhất, là căn cứ để đưa ra giải pháp sử dụng hoá chất phù hợp cho quá trình tẩy rửa. Việc khảo sát cần phải có chuyên gia tẩy rửa lò hơi thực hiện và tư vấn.
Quá trình khảo sát sẽ thấy được thực trạng cáu cặn trong lò nhiều hay ít, những bộ phận nào cần phải xử lý nhiều hoá chất… tiến hành ghi chép cụ thể.
Sau khi thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết về những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành cáu cặn trên thiết bị, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tính toán được loại hóa chất lò hơi phù hợp, cùng hàm lượng sao cho hợp lý.
Cách sử dụng hoá chất lò hơi hiệu quả trong tẩy rửa cáu cặn
Để đảm bảo quá trình tẩy rửa đạt chất lượng cao. Việc sử dụng hoá chất lò hơi cần phải tuân thủ theo các bước sau đây:
Bước 1: Khảo sát và lên phương án
Để đảm bảo an toàn và hiệu suất của thiết bị, thời gian tẩy cáu cặn và lượng hóa chất sử dụng cần có sự linh động. Quá trình này cần phải có chuyên gia lò hơi theo dõi khảo sát:
- Khảo sát thời gian làm việc, thời gian hoạt động của thiết bị.
- Kiểm tra độ cứng của nước cấp.
- Kiểm tra công suất làm việc thiết bị.
Trước khi tẩy rửa vệ sinh nồi hơi, lò hơi, người vận hành cần thực hiện:
- Dừng cấp nước qua đường ống và xả hết nước trong nồi hơi để kiểm tra lớp cặn.
- Khóa các van chặn, van xả dáy và các van dẫn nước.
- Tháo ba-long. ống góp để kiểm tra độ dày lớp cặn để tính toán lượng hóa chất cần sử dụng.
- Chuẩn bị các đường bơm, đổ hóa chất, đường dẫn để tuần hoàn dung dịch hóa chất, đường ống để trung hòa sau khi tẩy rửa, điểm xả rút hóa chất sau trung hòa.
Khi các khâu chuẩn bị đã sẵn sàng, chúng ta sẽ tiến hành tẩy rửa chi tiết.
Bước 2: Tiến hành tẩy rửa
Thực hiện theo các bước sau:
- Đóng tất cả các van, đường xả, đường dẫn trên nồi hơi cần tẩy rửa.
- Kiểm tra độ kín khít của các gioăng.
- Bơm nước sạch vào đường ống. Lượng nước cần sẽ bằng 1/3 thể tích chứa của thiết bị
- Bơm hóa chất chống ăn mòn kim loại và hóa chất làm xốp cáu cặn trước tiên.
- Bơm 1/2 lượng hoá chất tẩy cáu cặn theo định mức đã tính toán.
- Tiếp tục bơm nước đến 1/2 - 3/4 thể tích chứa nước của đường ống.
- Bơm hết 1/2 lượng hóa chất còn lại vào hệ thống.
- Bơm nước sạch vào nồi hơi đến khi đầy.
Bước 3: Kiểm soát quá trình tẩy cáu cặn
Bắt đầu tình thời gian tẩy rửa từ khi bơm hết hóa chất vào lò hơi. Thông thường thời gian tẩy cáu cặn sẽ giao động từ 10 – 24 giờ, tùy vào thiết bị và độ dày lớp cặn.
Bên cạnh đó, nhà vận hành cần thường xuyên kiểm ta các van xả, van cấp đã đóng kín chưa. Định kỳ theo thời gia quy định cần tiến hành kiểm tra lượng hóa chất đã hòa tan hết cáu cặn hay chưa
Bước 4: Rửa và trung hoà
Khi đã đủ thời gian tẩy, nhà vận hàng cần tháo xả dung dịch tẩy rửa và thực hiện:
Kiểm tra bằng mắt thường.
Kiểm tra pH của dung dịch sau tẩy rửa.
Sau khi hoàn tất và đạt yêu cầu, thực hiện xả hết dịch trong nồi hơi. Sau đó bơm nước sạch đầy thiết bị và ngâm trong 10 phút. Tiếp tục xả nước và bơm nước mới đầy 1/2 thiết bị. Rồi thêm hóa chất trung hòa cho tới đầy nồi. Ngâm trong 10-15 phút rồi xả hết và bơm nước sạch 1-2 lần là hoàn tất quá trình tẩy rửa.
Quy trình tẩy rửa cáu cặn nồi hơi không quá phức tạp. Tuy nhiên, chúng cần chuẩn xác về thời gian cũng như lưu lượng hóa chất và tuần tự các bước thực hiện để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người vận hành.
Lò hơi sử dụng hóa chất
Sử dụng hoá chất lò hơi trong quy trình xử lý nước cấp
Quá trình xử lý nước cấp phải trải qua 3 giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn trao đổi cation
Đây là giai đoạn làm cho nước cấp mềm hơn. Muối ăn Natri clorua 6-8% được đưa vào trong nước cấp tham gia vào phản ứng hóa học tạo ra CaCl2, MaCl2.
Đồng nghĩa với việc ion Na+ thay thế cho Ca2+ và Mg2+ ra khỏi nước. Giai đoạn trao đổi cation này chỉ áp dụng cho nguồn nước cấp ban đầu, không áp dụng cho nước ngưng tụ giai đoạn sau.
2. Giai đoạn bình khử khí
Với mục đích là khử toàn bộ oxy hòa tan có trong nước cấp và nước ngưng tụ. Bởi vì khi tồn tại ô xy thì sẽ gây ra những phản ứng hoá học phá huỷ kết cấu lò hơi rất nguy hiểm.
3. Giai đoạn bổ sung hóa chất xử lý nước cấp lò hơi
Lựa chọn loại hóa chất xử lý phù hợp với loại nước cấp vào lò. Với mục đích loại bỏ các chất gây ra cáu cặn, loại bỏ độ cứng và khử cả khí ô xy, đưa tất cả các chỉ số về tiêu chuẩn cho phép.
Nước cấp sẽ đạt tiêu chuẩn nếu quá trình đun sôi xảy ra thì nước trong lò hơi không có màu đỏ. Điều này chứng tỏ không xảy ra quá trình ăn mòn.
Tẩy cáu cặn lò hơi
Với những thông tin trên, chúng ta cũng có thể thấy tầm quan trọng của việc sử dụng hoá chất lò hơi trong việc tẩy cáu cặn. Việc sử dụng hoá chất đúng liều lượng, thực hiện xử lý đúng quy trình sẽ tăng thêm hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ cho lò hơi, nồi hơi.
Quý khách hàng cần tư vấn về hoá chất lò hơi và tiến hành bảo dưỡng vệ sinh lò hơi, nồi hơi thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
HeX Boiler - CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG NHIỆT BÁCH KHOA. Số 268B, Quốc Lộ 2, Khu 2, Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội.
Hotline: 0917 754 059. Email: info@hexboiler.com
- Tìm hiểu về lò hơi sinh khối trong ngành chế biến thực phẩm
- Lò hơi sinh khối: Giải pháp năng lượng thân thiện với môi trường
- Ứng dụng lò hơi sinh khối trong ngành chế biến nông sản
- Lò hơi sinh khối: Lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp xanh
- Công nghệ lò hơi sinh khối: Giải pháp tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa quy trình sản xuất
- Khả năng phát triển của công nghệ lò hơi sinh khối tại Việt Nam
- Lò hơi sinh khối: Nguồn năng lượng tái tạo cho tương lai
- Lợi ích môi trường khi sử dụng lò hơi sinh khối trong sản xuất năng lượng
- Phân tích chi phí đầu tư và vận hành lò hơi sinh khối
- Phân tích chi phí đầu tư và vận hành lò hơi sinh khối
- Lò hơi sinh khối và các tiêu chuẩn an toàn cần tuân thủ
- Công nghệ xử lý khí thải từ lò hơi sinh khối: Giải pháp bền vững cho môi trường