Quy trình vận hành nồi hơi đem lại hiệu quả an toàn
Để đảm bảo an toàn cho người vận hành cũng như thiết bị nồi hơi, việc học cách vận hành nồi hơi cho người sử dụng là điều không thể thiếu. Đối với người vận hành nồi hơi phải có chứng chỉ được cấp bởi các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Dưới đây là chi tiết về quy trình vận hành nồi hơi đem lại hiệu quả và an toàn.
Quy trình vận hành nồi hơi đúng cách
Để nồi hơi hoạt động một cách bình thường và an toàn, cần phải thực hiện các thao táo sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị cơ sở vật chất.
- Bước 2: Kiểm tra thiết bị phụ kiện, đường ống trên nồi hơi.
- Bước 3: Vận hành lò hơi.
Dưới đây hoạt động chi tiết cho từng công đoạn:
Bước 1: Chuẩn bị cơ sở vật chất
Khu vực bao quanh nồi hơi cần phải được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng.
Chuẩn bị đầy đủ nguồn nhiên liệu cho quá trình đốt, đồng thời các thiết bị phụ trợ phục vụ cho cấp nhiên liệu cũng cần chuẩn bị sẵn sàng.
Kiểm tra hệ thống bồn chứa nước cấp cho nồi hơi, đảm bảo rằng nước cấp luôn sẵn sàng cho nồi hơi hoạt động.
Quan sát mực nước an toàn trên ống thuỷ, nếu chưa đạt yêu cầu thì cần phải bổ sung và khắc phục ngay.
Kiểm tra và vệ sinh buồng đốt sạch sẽ trước khi vận hành nồi hơi.
Bước 2: Kiểm tra thiết bị phụ kiện, đường ống trên nồi hơi
Các loại van phải vận hành tốt, đóng mở dễ dàng. Kiểm tra tình trạng các van hơi nóng. Các van chính phải ở trạng thái đóng.
Kiểm tra các thiết bị đo lường: đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ, đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng. Đảm bảo chúng hoạt động tốt.
Kiểm tra hệ thống đường ống dẫn trên nồi hơi có dấu hiệu bị rò rỉ, hư hỏng hay không?
Van an toàn cần được điều chỉnh mức xả đến mức thích hợp nhất cho nồi hơi hoạt động.
Bước 3: Vận hành lò hơi
Sau khi hoàn thành tốt bước 1 và bước 2. Chúng ta thực hiện vận hành lò hơi. Tiến hành quy trình vận hành nồi hơi công nghiệp theo đúng thứ tự sau đây:
- Khởi động lò.
- Vận hành ổn định.
- Ngừng hoạt động.
- Trong một số trường hợp xảy ra sự cố, người vận hành còn cần thao tác các bước ngừng lò hơi khẩn cấp.
Nồi hơi
Quy trình vận hành nồi hơi
Sau đây xin mời bạn đọc tìm hiểu Quy trình vận hành lò hơi chi tiết:
Khởi động lò hơi:
- Bật nguồn điện cho tủ cấp điện chính.
- Cấp nhiên liệu đốt vào khoang đốt của nồi hơi.
- Mở van khóa nước 2 chiều để cấp nước vào lò đến mức thấp nhất.
- Xả, hút hết nước đọng.
- Kiểm tra – đóng van cấp hơi chính.
- Mở van xả khí của nồi hơi.
- Khởi động quạt hút khói để thổi hết khí đọng trong khoang đốt nồi hơi ra.
- Khởi động bơm cấp nước.
- Mở van hệ thống ống tái tuần hoàn để làm mát bộ hâm nước.
- Nhóm lửa đốt lò.
- Khởi động quạt cấp khí..
- Tính toán để cấp nhiên liệu đốt phù hợp, không bị đứt quãng hay dư thừa.
- Khi áp suất hơi trong lò đạt 1 – 1,5 atmosphe chuyển sang giai đoạn vận hành ổn định.
Nồi hơi
Vận hành ổn định cho nồi hơi:
Trong quy trình vận hành nồi hơi, sau khi khởi động nồi hơi và các chỉ số hơi nóng đã ổn định, chúng ta tiến hành các bước sau để tiến hành quy trình vận hành ổn định:
- Đóng van xả khí.
- Thông rửa ống thủy thường xuyên: Đóng van cấp nước lại và mở van đường hơi chính và van xả ống thủy để thông đường hơi. Sau đó đóng van đường hơi, mở van đường nước. Sau khi đã thông rửa cả 2 đường thì khóa van xả lại.
- Mỗi ca làm việc phải xả đáy 1 lần.
- Đóng van tái tuần hòan tại bộ phận hâm nước.
- Mở 1 phần nhỏ van cấp hơi để sấy mạng đường ống cấp nhiệt trước khi mở cấp hơi hoàn toàn.
- Khi đã vận hành ổn định phải thường xuyên theo dõi các thiết bị đo lường: Đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ, đồng hồ đo lưu lượng hơi và có điều chỉnh phù hợp sao cho: duy trì các thông số hơi cấp ổn định theo đúng yêu cầu.
- Theo dõi mức nước trong ống thủy và hoạt động của bộ phận cấp nước.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi nước trong bể chứa cấp lò hơi. Khi cần thiết phải bổ sung.
Quy trình ngừng hoạt động lò hơi
- Giảm lượng nhiên liệu đốt và khí cấp một cách từ từ.
- Giảm lưu lượng nước cấp vào.
- Giảm hết tải.
- Đóng van cấp hơi chính.
- Mở van xả khí khoảng 20 – 25 phút sau đó đóng lại.
- Khi đốt hết nhiên liệu, lửa trong lò đã tắt thì thực hiện ngừng quạt cấp khí và quạt hút khói, sau đó đóng kín cửa lò lại.
- Sau khi ngưng lò, đợi khoảng 24h để nước hạ nhiệt xuống dưới 700 độ C thì tiến hành xả nước trong lò.
Quy trình ngừng lò trong trường hợp khẩn cấp
Khi xãy ra sự cố cần thực hiện ngừng lò khẩn cấp. Thực hiện các thao tác sau đây:
- Bấm chuông báo động.
- Ngừng cấp nhiên liệu và tắt quạt gió.
- Đóng van cấp hơi chính.
- Những sự cố có thể xãy ra cần phải thực hiện quy trình ngừng vận hành lò hơi khẩn cấp đó là:
+ Nước cấp cho nồi hơi bị cạn một cách quá mức an toàn.
+ Bị vỡ ống sinh hơi, bộ quá nhiệt, ống thủy.
+ Vách lò bị nứt, vỡ.
+ Đuôi lò bị cháy.
+ Ống thủy bị tắc nghẽn nên không thấy được mức nước trong lò.
+ Các thiết bị đo lường chỉ thị bị hỏng.
Quy trình vận hành nồi hơi đòi hỏi phải thực hiện một cách cẩn thận. Bởi vì nếu xảy ra sai sót thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Sau đây xin mời bạn đọc tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nổ lò hơi, nồi hơi công nghiệp.
Nồi hơi
Nguyên nhân gây nổ lò hơi, nồi hơi công nghiệp
Hiện tượng quá áp
Tình trạng quá áp xảy ra khi áp suất trong lò hơi vượt quá áp suất thiết kế. Lúc này, khả năng gây nổ là rất cao.
Các nguyên nhân gây ra quá áp có thể kể đến là:
- Van an toàn bị hỏng làm cho áp suất trong nồi hơi vượt áp suất giới hạn của thiết bị. Dẫn tới ống bị phình to, nứt, để lâu sẽ dẫn tới nổ nồi hơi.
- Áp suất tăng đột ngột và nhanh chóng: Tốc độ hình thành hơi nước tăng lên nhanh chóng, dẫn đến tăng áp không kiểm soát. Gây ra hiện tượng nổ lò hơi.
- Cấp quá nhiều nhiên liệu khiến lượng hơi sinh ra quá mức, gây nổ lò hơi.
Việc kiểm soát áp suất đảm bảo rằng lò hơi luôn hoạt động hiệu quả mà không gặp vấn đề như quá nhiệt, quá áp hay nguy cơ nổ.
Để phòng tránh tình trạng quá áp ở lò hơi, ta nên sử dụng van giảm áp để giảm áp suất đầu ra khi nó vượt quá giới hạn an toàn.
Đồng thời, cũng nên thực hiện kiểm tra định kỳ các chi tiết của lò hơi như van an toàn, van giảm áp, và các bộ kiểm soát áp suất để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách.
Nước trong thân nồi hơi bị cạn
Những nguyên nhân dẫn đến cạn nước:
- Bơm nước cấp hoặc thiết bị kiểm soát mực nước cấp hỏng khiến lò hơi không nhận đủ nước.
- Lượng nước trong bể nước cấp thấp, dẫn đến không đủ nước để nạp vào lò hơi.
- Thiếu sự giám sát.
Khi nước trong lò hơi giảm quá thấp, các kết cấu bằng kim loại sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao trong thời gian dài, khiến chúng tan chảy và biến dạng.
Cạn nước còn dẫn tới tình trạng nứt hoặc lỏng ống thép, dẫn đến rò rỉ nước.
Khi nước cạn thân lò sẽ bị đốt nóng nhanh chóng và dễ dẫn tới quá nhiệt và có khả năng cháy nổ.
Vì vậy, việc duy trì mức nước đủ trong lò hơi là điều quan trọng để đảm bảo an toàn khi vận hành.
Hiện tượng quá nhiệt
Nhiệt lượng được tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt của lò hơi, nồi hơi công nghiệp. Nhiệt lượng được truyền cho nước trong hệ thống đường ống và thân lò, tạo ra hơi nhiệt.
HIện tượng quá nhiệt là tình trạng nhiệt độ bên trong lò hơi vượt quá mức an toàn. Nguyên nhân dẫn đến quá nhiệt có thể kể đến là:
- Bộ quá nhiệt bị đốt nóng quá mức (đối với nhà máy nhiệt điện, nhà máy đồng phát): nguyên nhân phổ biến là do lệch dòng khói cục bộ, dẫn đến một vài nhóm ống bị đốt nóng quá mức, bị quá nhiệt và nổ.
- Đường ống bị đóng cáu: Lớp cáu gây cản trở truyền nhiệt khiến nhiệt độ vách ống tăng cao.
- Dàn ống bị đốt nóng quá mức do không kiểm soát tốt chế độ cháy trong buồng đốt.
- Hiện tượng sốc nhiệt: Sau khi bị sự cố cạn nước lò hơi nghiêm trọng, một bộ phận dàn ống sinh hơi đã quá nhiệt hoặc bị khô. Khi cấp nước vào, ống bị làm lạnh đột ngột sẽ phải chịu các ứng suất nhiệt rất lớn, gây hư hỏng nặng thậm chí có thể gây nổ ống.
Biện pháp để phòng tránh tình trạng quá nhiệt ở lò hơi:
- Đảm bảo chất lượng nước cấp và nước lò, giảm sự ăn mòn và đóng cáu phía trong ống
- Đề phòng các sự cố về tuần hoàn nước. Không để lò hơi vận hành lâu ở tải thấp.
- Ngăn ngừa hư hỏng mặt ngoài ống, điều chỉnh cháy tốt ở buồng đốt.
Trong thực tế khi vận hành nồi hơi, lò hơi cũng đã xãy ra hiện tượng nổ lò hơi, gây hậu quả nghiêm trọng.
Chính vì vậy, quy trình vận hành nồi hơi an toàn, đúng cách luôn luôn phải được nhân viên thực hiện nghiêm túc.
Nồi hơi
Công ty Cổ Phần Lò Hơi Bách Khoa là đơn vị chuyên thiết kế, chế tạo và lắp đặt trên toàn quốc. Bao gồm nồi hơi lò hơi công nghiệp tầng sôi, nồi hơi ghi tĩnh, lò hơi ghi xích, lò hơi đốt dầu, lò dầu tải nhiệt. Các hệ thống lò hơi của Bách Khoa có gì nổi bật hơn các đơn vị khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
- Thiết kế, chế tạo và lắp đặt lò hơi công nghiệp theo nhu cầu cụ thể của khách hàng về áp suất, công suất và loại nhiên liệu.
- Với tiêu chí: An toàn - Tiết kiệm năng lượng
- Lò hơi tầng sôi đốt biomass (sinh khối), bao gồm: vỏ băm, trấu, dăm gỗ, mùn cưa...
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LÒ HƠI BÁCH KHOA
Địa chỉ: Số 15A/8 Đường Tam Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Hotline: 0917 754 059
Email: truongnv@hexboiler.com
- Cấu tạo lò hơi đốt củi – Giải pháp đốt cháy hiệu quả
- Lò hơi đốt củi: Giải pháp năng lượng sạch và bền vững
- Công nghệ lò hơi đốt củi giúp giảm chi phí nhiên liệu
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất với lò hơi đốt củi
- Lò hơi đốt củi là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Giới thiệu về lò hơi đốt củi: Công nghệ xanh cho tương lai
- Lợi ích của lò hơi đốt củi trong sản xuất năng lượng
- Lò hơi đốt củi: Hiệu quả và thân thiện với môi trường
- Tại sao nên chọn lò hơi đốt củi cho nhà máy của bạn?
- Công nghệ lò hơi đốt củi: Lợi ích và ứng dụng trong công nghiệp
- Lò hơi đốt củi: Giải pháp tiết kiệm nhiên liệu cho doanh nghiệp
- Nồi Hơi Chạy Điện – Công Nghệ Sạch Cho Tương Lai