Quy trình sấy với công nghệ tiên tiến nhất
Với kinh nghiệm lâu năm của nhà sản xuất và cung cấp lò hơi công nghiệp uy tín trên cả nước, Lò hơi Bách Khoa sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình sấy gỗ bằng hơi nước chuẩn nhất qua bài viết sau:
Mô tả công nghệ sấy gỗ bằng hơi nước
Lò sấy gỗ bằng hơi nước là lò sấy gỗ dùng hơi nước trong lò hơi công nghiệp với hơi nước quá nhiệt ở áp suất khoảng 1- 5 kg/cm2 và nhiệt độ hơi từ 99- 150oC.
Hơi nước quá nhiệt sẽ được dẫn vào hệ thống dẫn nhiệt ở trong hầm sấy, nhiệt lượng có trong hơi nước làm nóng toàn bộ dàn nhiệt và toả ra không gian xung qunh nhờ hệ thống quạt gió. Lượng nhiệt này sẽ làm nóng gỗ ở trong lò và nước có trong gỗ sẽ bốc hơi dần và đạt đến độ khô theo nhu cầu sẽ được dừng lại.
Lò sấy gỗ bằng hơi nước
Quy trình chuẩn bị trước khi sấy gỗ
Thành phần của gỗ là các chất hữu cơ, có cấu tạo không đồng nhất ở các bộ phận khác nhau của một cây, hay ở các loại gỗ khác nhau. Vì vậy, để sấy gỗ đạt tiêu chuẩn nhất cần nẵm vững được tính chất của từng loại gỗ và phân loại chúng theo nhóm trước khi sây để chọn chế độ sấy phù hợp với từng nhóm gỗ.
Về cơ bản, trước khi tiến hành quy trình sấy gỗ chính, chúng ta cần chuẩn bị trước từ khâu chuẩn bị lò hơi, chuẩn bị hầm sấy cho đến chuẩn bị gỗ như sau:
Chuẩn bị lò hơi
- Kiểm tra lò hơi: thực hiện các bước kiểm tra lò hơi trước khi vận hành theo quy định của nhà sản xuất như kiểm tra các bộ phận van an toàn, van hơi, mực nước, vv, và vệ sinh lò hơi).
- Chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ cho lò hoạt động như nhiên liệu đốt, nước cấp.
- Chuẩn bị nhân công vận hành cũng như ghi lại nhật ký diễn biến vận hành lò hơi.
Chuẩn bị hầm sấy:
Thời gian sấy gỗ thường kéo dài nên trước khi xếp gỗ vào hầm sấy cần phải kiểm tra hầm sấy kỹ càng các bước sau:
Kiểm tra tủ điện: kiểm tra dây điện và các thiết bị trong tủ điện phải đủ điều kiện để vận hành, điện đủ pha và ở điện áp cho phép.
Kiểm tra hầm sấy:
Kiểm tra các các bulong, đai ốc ở quạt đã được siết chặt chưa và quạt có hoạt động bình thường không.
Kiểm tra các van cấp nhiệt, xả nước của hệ thống dẫn nhiệt, ống phun ẩm, hệ thống cửa xả, hút không khí có được hoạt động bình thường không.
Kiểm tra đóng mở cửa trước, cửa thăm phía sau và vệ sinh hầm sấy sạch sẽ.
Chuẩn bị thanh kê:
Thanh kê đáy là thanh kê để trên mặt nền hầm sấy, có chiều dài phụ thuộc vào kích thước hầm sấy, thanh kê có thể làm bằng gỗ hoặc xây cố định bằng gạch.
Thanh kê giữa các lớp gỗ làm bẵng gỗ có chiều dày bằng 70% chiều dày gỗ sấy.
Hầm sấy gỗ bằng hơi nước
Chuẩn bị gỗ:
Gỗ sau khi được tập kết về kho sẽ được phân loại theo nhóm có kích thước đồng nhất và chất lượng, độ ẩm tương đương nhau để nâng cao chất lượng sấy. Để xếp được nhiều gỗ vào hầm sấy, gỗ nên được cắt bằng đầu và loại bỏ những phần không dùng được, và xử lý các tấm bị cong vênh trước khi xếp và hầm.
Xếp gỗ vào hầm:
Đây là khâu quan trọng, nó góp phần quyết định chất lượng gỗ sau khi sấy. Khi xếp gỗ vào hấm sấy cần tuân theo nguyên tắc cơ bản sau:
Chiều dài gỗ vuông góc vơi hướng gió của quạt, và xếp gỗ có chiều dày bằng nhau thành một lớp. Nếu có 2, 3 loại gỗ có chiều dày khác nhau thì xếp loại mỏng ở dưới, dày ở trên.
Sau khi xếp lớp gỗ thứ nhất thì đặt thanh kê giữa các lớp gỗ vuông góc với lớp gỗ, các thanh kê cách nhau từ 40- 80cm tuỳ gỗ mảng hay dày, gỗ mỏng thì kê thanh kê càng gần nhau hơn. Tiếp tục xếp gỗ và thanh kê như vậy đến khi đầy hầm sấy, và sắp xếp sao cho thanh kê ở các lớp tạo thành đuognwf thẳng đứng tránh cong vênh sau sấy.
Các khối gỗ xếp lên nhau nên để khoảng trống cách nhau từ 10- 20cm và cách tường hầm sấy khoảng 40- 50cm.
Sau khi xếp gỗ xong, cần dùng vật nặng như bê tông cốt thép đặt trải đều trên mặt gỗ để tránh gỗ bị cong vênh sau khi sấy.
Quy trình sấy gỗ bằng hơi nước tiêu chuẩn nhất
Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị, chúng ta tiến hành quy trình sấy gỗ bằng hơi nước chính theo các bước cụ thể như sau:
Khởi động lò hơi:
Tiến hành khởi động lò hơi hoạt động, bắt đầu cho quá trình sấy gỗ.
Xử lý nhiệt luộc: gỗ ban đầu khi đưa vào hầm sấy sẽ có độ ẩm không giống nhau hoàn toàn, để đưa chúng về một độ ẩm thì cần đưa về cùng độ ẩm. Đóng kín lò sấy và tăng nhiệt độ lên cao nhất có thể và tiến hành phun ẩm, chạy quạt. Thời gian này sẽ bằng ½ chiều dày của gỗ, ví dụ gỗ dày 10cm thì thời gian luộc là 5 giờ.
Bắt đầu chế độ sấy:
Khi bắt đầu chế độ sấy, đưa nhiệt độ hầm sấy từ chế độ cao nhất cho quá trình luộc trước đó (70- 80 độ C) về 45 độ C và mở của ven xả theo tỉ lệ chia thời gian sấy từ 0 đến max. Tiến hành sấy gỗ cho độ ẩm rút xuống đến điểm bão hoà, trong quá trình sấy thì đổi hướng gió thường xuyên để hơi nóng được phân bố đều đặn khắp buồng sấy.
Trong 2 giai đoạn sấy cuối cùng thường xuyên theo dõi độ ẩm của gỗ, nếu gần đạt chuẩn thì tiến hành xử lý ủ gỗ (khoảng 5h kiểm tra 1 lần). Khi gỗ có tổng độ ẩm đạ yêu cầu (thường là 12%), tiến hành ủ ẩm gỗ như sau: đóng ½ của hút xả, phun ẩm từ 2- 4 lần, mỗi lần 10- 15 phút và các lần cách nhau 30 phút, để bề mặt gỗ hơi ẩm lại.
Đến giai đoạn sấy cuối cần tăng nhiệt độ sấy và mở dần cửa thoát ẩm để làm khô không gian sấy.
Kết thúc quá trình sấy thì tắt lò, ngừng cấp nhiệt, chạy quạt khoảng 8- 12 tiếng, mở hé cửa chính, cửa phụ để gỗ nguội dần đến khi nguội hẳn thì lấy gỗ ra khỏi lò.
Một quy trình sấy gỗ đạt tiêu chuẩn trung bình kéo dài khoảng 8 ngày, có thể thay đổi tuỳ theo tình hình thực tế từng loại gỗ.
Quy trình sấy gỗ bằng hơi nước
Ưu điểm và nhược điểm của quy trình sấy gỗ hơi nước
Với công nghệ sấy gỗ mới bằng hơi nước, sẽ có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Thời gian sấy nhanh, vận hành đơn giản, hoàn toàn tự động.
- Quá trình sấy khô không có sự tiếp xúc của khói nóng do đó sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng gỗ cũng như hạn chế rủi ro cháy nổ, an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
- Có thể điều chỉnh và đo lường nhiệt độ, lưu lượng cũng như áp suất phù hợp cho từng loại gỗ với những kích thước khác nhau.
- Tiết kiệm nhiên liệu.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư lò ban đầu khá cao.
- Chi phí cung cấp nước và các biện pháp xử lý nước cho lò hơi.
- Việc thi công và lắp đặt chiếm nhiều diện tích, đòi hỏi không gian để hệ thống có thể hoạt động ổn định.
- Không thể tháo dời hay di chuyển vì được xây lắp cố định.
Quy trình sấy gỗ bằng hơi nước
Địa chỉ cung cấp lò sấy gỗ bằng hơi nước chất lượng
Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp lò sấy gỗ theo nhiều công nghệ sấy khác nhau với chất lượng tuỳ vào nhà sản xuất. Công ty TNHH Năng lượng nhiệt Bách Khoa với thương hiệu Lò hơi Bách Khoa là đơn vị chuyên thiết kế và cung cấp hệ thống lò hơi công nghiệp uy tín.
Khi đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ thiết kế lò sấy gỗ bằng hơi nước theo nhu cầu sử dụng của quý khách để đảm bảo tối ưu chí phí sản xuất nhất.
Công ty Cổ Phần Lò Hơi Bách Khoa là đơn vị chuyên thiết kế, chế tạo và lắp đặt trên toàn quốc. Bao gồm nồi hơi lò hơi công nghiệp tầng sôi, nồi hơi ghi tĩnh, lò hơi ghi xích, lò hơi đốt dầu, lò dầu tải nhiệt. Các hệ thống lò hơi của Bách Khoa có gì nổi bật hơn các đơn vị khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
- Thiết kế, chế tạo và lắp đặt lò hơi công nghiệp theo nhu cầu cụ thể của khách hàng về áp suất, công suất và loại nhiên liệu.
- Với tiêu chí: An toàn - Tiết kiệm năng lượng
- Lò hơi tầng sôi đốt biomass (sinh khối), bao gồm: vỏ băm, trấu, dăm gỗ, mùn cưa...
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LÒ HƠI BÁCH KHOA
Địa chỉ: Số 15A/8 Đường Tam Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Hotline: 0917 754 059
Email: truongnv@hexboiler.com
- Cấu tạo lò hơi đốt củi – Giải pháp đốt cháy hiệu quả
- Lò hơi đốt củi: Giải pháp năng lượng sạch và bền vững
- Công nghệ lò hơi đốt củi giúp giảm chi phí nhiên liệu
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất với lò hơi đốt củi
- Lò hơi đốt củi là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Giới thiệu về lò hơi đốt củi: Công nghệ xanh cho tương lai
- Lợi ích của lò hơi đốt củi trong sản xuất năng lượng
- Lò hơi đốt củi: Hiệu quả và thân thiện với môi trường
- Tại sao nên chọn lò hơi đốt củi cho nhà máy của bạn?
- Công nghệ lò hơi đốt củi: Lợi ích và ứng dụng trong công nghiệp
- Lò hơi đốt củi: Giải pháp tiết kiệm nhiên liệu cho doanh nghiệp
- Nồi Hơi Chạy Điện – Công Nghệ Sạch Cho Tương Lai